5 thiên niên kỷ thăng trầm của mỹ phẩm

Để có được những bước tiến như ngày nay, những món mỹ phẩm làm đẹp quan trọng với mọi phụ nữ đã phải trải qua một con đường dài đầy thăng trầm trong suốt lịch sử phát triển của nhân loại.

"Một người phụ nữ mà không trang điểm giống như thức ăn không có muối." - Nhà triết học La Mã, Plautus đã nói như vậy.

Trong suốt chặng đường phát triển, các nền văn minh trên thế giới đã cho ra đời nhiều loại mỹ phẩm, mặc dù không phải tất cả chúng đều tồn tại đến ngày hôm nay. Qua nhiều thế kỷ, trong các nghi lễ tôn giáo, nhiều loại mỹ phẩm được nghiên cứu và điều chế không chỉ nhằm mục đích làm đẹp mà còn để bảo vệ sức khỏe. Theo thời gian, xã hội càng phát triển người ta càng quan tâm tới việc sử dụng mỹ phẩm, chẳng hạn như kem chống nắng, kem nền. Dưới đây là sơ lược về lịch sử của mỹ phẩm, bắt đầu với thời Ai Cập cổ đại từ 10000 năm năm trước công nguyên đến đầu thế kỷ 20.

10.000 năm năm trước công nguyên

Đàn ông và phụ nữ ở Ai Cập dùng các loại dầu thơm và thuốc mỡ để làm sạch và làm mềm da cũng như khử mùi cơ thể. Mỹ phẩm là một phần không thể thiếu trong việc vệ sinh và chăm sóc sức khỏe của người Ai Cập. Dầu và kem được sử dụng để bảo vệ da chống lại ánh nắng mặt trời nóng bỏng và những cơn gió khô nơi sa mạc. Nhựa cây mật nhi lạp, húng tây, kinh giới, hoa cúc, hoa oải hương, hoa huệ, bạc hà, cây hương thảo, cây tuyết tùng, hoa hồng, lô hội, dầu ô liu, dầu vừng, dầu hạnh nhân là các thành phần cơ bản của hầu hết các loại nước hoa mà người Ai Cập sử dụng trong nghi lễ tôn giáo.

4000 năm trước công nguyên

Phụ nữ Ai Cập dùng galena mesdemet (làm bằng đồng đỏ và quặng chì) và malachite (bột xanh lá cây nhạt của đồng) để dùng làm phấn màu trang điểm cho khuôn mặt. Họ kết hợp hạnh nhân bị đốt cháy, đồng đỏ oxy hóa, các loại quặng đồng màu sắc khác, chì, tro, và đất sét - cũng gọi là kohl - để tô điểm cho đôi mắt theo hình dạng quả hạnh. Phụ nữ mang mỹ phẩm để bên trong hộp trang điểm và giữ chúng dưới ghế.

3000 năm trước công nguyên

Người Trung Quốc bắt đầu sơn móng tay của họ với gum arabic, gelatin, sáp ong, và trứng. Vào thời kỳ này, những màu sắc được sử dụng để đại diện cho mỗi tầng lớp xã hội khác nhau. Thời nhà Chu, hoàng gia sơn màu vàng và bạc, những hoàng thân quốc thích thì sử dụng gam màu đen hoặc đỏ. Tầng lớp thấp bị cấm sơn màu sắc tươi sáng trên móng tay của họ.

Phụ nữ Grecian vẽ mặt bằng chì màu trắng và nghiền nát dâu làm phấn. Lông mày giả được làm từ lông bò đực cũng là một loại trang sức được sử dụng phổ biến.

1500 năm trước công nguyên

Người Trung Quốc và Nhật Bản thường sử dụng bột gạo để làm cho khuôn mặt mình trắng hơn. Lông mày được cạo, răng sơn vàng hoặc đen và sử dụng thuốc nhuộm henna cho tóc và khuôn mặt. Henna được sử dụng ở Ấn Độ như một loại thuốc nhuộm tóc và dùng cho nghệ thuật vẽ hình xăm mehndi. Đây là một hình thức nghệ thuật mà các thiết kế phức tạp được vẽ vào bàn tay và bàn chân. Henna đặc biệt được dùng nhiều trong đám cưới của đạo Hindu. Henna cũng được sử dụng trong một số nền văn hóa Bắc Phi.

1000 Năm trước công nguyên

Người Hy Lạp cổ đại làm trắng da của họ với phấn hoặc bột vẽ mặt và son môi được làm từ đất sét màu vàng nâu tẩm với sắt đỏ.

100 năm sau công nguyên

Tại Rome, người ta đắp bột lúa mạch và bơ lên mụn nhọt và dùng mỡ cừu pha với máu để sơn móng tay. Ngoài ra, tắm bùn trở nên thịnh hành, và một số người đàn ông Roman nhuộm tóc màu vàng hoe.

1200 năm sau công nguyên

Sau các cuộc Thập tự chinh, nước hoa đầu tiên được nhập khẩu vào châu Âu từ Trung Đông. Khi đó, nước hoa chỉ được dùng bởi những người thuộc tầng lớp quý tộc. Giá thành của mỗi chai nước hoa cũng rất đắt đỏ.

1300 năm sau công nguyên

Vào thời nữ hoàng Elizabeth ở nước Anh, nhuộm tóc màu đỏ là một xu thế thời trang. Phụ nữ cũng đắp lòng trắng trứng trên khuôn mặt để có một làn da trắng sáng. Tuy nhiên vào thời kỳ này, một số loại mỹ phẩm được tạo ra mang một mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng vì chúng có chứa nhiều chất độc hại.

1400 - 1500 năm sau công nguyên

Tại châu Âu, chỉ có tầng lớp quý tộc mới sử dụng mỹ phẩm. Ý và Pháp trở thành trung tâm sản xuất mỹ phẩm cho toàn thế giới. Khi đó, chất Arsenic được sử dụng trong sản xuất phấn trang điểm thay cho chì vì nó quá độc hại. Các khái niệm hiện đại của mùi hương kép được đầu tiên được phát triển tại Pháp. Nước hoa ban đầu là hỗn hợp của các thành phần tự nhiên. Sau đó, con người sử dụng các hóa chất để thay thế dần và tạo nên mùi hương đa dạng hơn. Điều này giúp tiết kiệm sức lao động và thời gian khi sản xuất nước hoa, kéo giá bán nước hoa xuống thấp.

1500-1600 năm sau công nguyên

Phụ nữ châu Âu thường cố gắng làm sáng làn da của mình bằng cách sử dụng một loạt các sản phẩm, bao gồm cả sơn chì trắng. Nữ hoàng Elizabeth I của Anh là một người nổi tiếng với việc sử dụng chì trắng trên khuôn mặt của mình suốt ngày. Bà đã tạo ra một diện mạo được gọi là "mặt nạ của tuổi trẻ". Thời kỳ này, mái tóc vàng trở nên phổ biến vì nó được coi như màu tóc thiên thần. Hỗn hợp của lưu huỳnh màu đen, phèn và mật ong thường được dùng nhuộm tóc.

1800 năm sau công nguyên

Kẽm oxit được sử dụng rộng rãi như một loại phấn cho khuôn mặt, thay thế cho các hỗn hợp chết người của chì và đồng sử dụng trước đó. Một hỗn hợp có tên là chất bạch diên được làm từ chì trắng được cho là rất độc hại và gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe bao gồm biến dạng khuôn mặt, tê liệt cơ bắp, và thậm chí tử vong.

Sau đó, nữ hoàng Victoria lại cho rằng trang điểm là điều thô tục, chỉ dành cho gái làng chơi và diễn viên, ca sỹ.

1900 năm sau công nguyên

Thời kỳ Edwardian, áp lực trong việc khiến mình trông trẻ trung hơn ở độ tuổi trung niên đối với phụ nữ tăng lên, đặc biệt là những người làm tiếp viên. Tuy vậy nhưng việc dùng mỹ phẩm có thể coi như một giải pháp tốt cho áp lực này.

Thẩm mỹ viện cũng trở nên phổ biến. Nhiều phụ nữ không thích thừa nhận rằng họ cần sự giúp đỡ của dao kéo để trông trẻ hơn, nên thường tới trung tâm thẩm mỹ bằng cửa sau.

Ngày nay

Ngày nay mỹ phẩm ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới không những đối với phụ nữ mà còn cả đàn ông. Các công ty mỹ phẩm luôn không ngừng nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm tốt nhất phục vụ khách hàng với giá cạnh tranh. Các chất độc hại trong mỹ phẩm cũng dần được loại bỏ. Tuy nhiên, điều này không hẳn là tuyệt đối vì với những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ thiểu uy tín, việc dùng chất độc hại trong mỹ phẩm vẫn thường xuyên xảy ra.

Làm thế nào để có được lớp trang điểm tự nhiên-căng mướt-thu hút như gái Hàn?
Làm thế nào để có được lớp trang điểm tự nhiên-căng mướt-thu hút như gái Hàn?
Sắp đến giây phút hẹn hò hẹn cùng chàng, thế nhưng bạn vẫn chưa biết phải trang điểm thế nào cho tự nhiên? Chuyên mục...
XEM TIẾP
5 lỗi trang điểm con gái ai cũng từng trải qua
5 lỗi trang điểm con gái ai cũng từng trải qua
Với các cô gái Việt, đặc biệt là những nàng chưa quen son phấn, những lỗi trang điểm này dễ gặp như 'cơm bữa'.
XEM TIẾP
Đã là con gái dù đánh son ít hay nhiều cũng nên học ngay một loạt kĩ nghệ tô son vừa chuẩn vừa sang này
Đã là con gái dù đánh son ít hay nhiều cũng nên học ngay một loạt kĩ nghệ tô son vừa chuẩn vừa sang này
Chắc chắn bạn sẽ thấy chúng thật hữu ích, cùng chiêm ngưỡng những cách tô son siêu xinh dưới đây nhé!
XEM TIẾP